Hiển thị 1–20 của 126 kết quả

Micro là gì? Cấu tạo, chức năng và các thông số kỹ thuật

Để chất âm có thể phát ra và truyền đến tai người nghe thì ắt không thể thiếu thiết bị đầu ra là micro. Vậy cụ thể thiết bị này có cấu tạo, công dụng và đặc điểm như thế nào? Thì đừng bỏ lỡ bài viết sau đây của DK Audio nhé!

1. Thiết bị micro là gì?

1.1 Khái niệm thiết bị Micro

Micro là một thiết bị sở hữu tính năng hỗ trợ thu âm thanh hay thường được mọi người gọi tắt là mic. Hay theo ngôn ngữ chuyên ngành thì đây là thiết bị chuyển đổi cảm biến, chuyển đổi tín hiệu âm thanh sang tín hiệu điện. Sau đó đưa đến các thiết bị khác xử lý và khuếch tán ra bên ngoài môi trường

Micro thường được đặt vị trí chính giữa của nguồn âm và người nghe. Có thể nói micro đóng vai trò trung gian luân chuyển giữa hai bộ phận này. Nguồn âm thường sẽ là người nói như các diễn giả, các ca sĩ, người thuyết trình,…Người nghe là bộ phận khán giả thưởng thức ở phía bên dưới. Đó là lý do thiết bị này thường được ứng dụng trong hệ thống âm thanh karaoke hay âm thanh sân khấu,…

1.2 Nguyên lý hoạt động của Micro

Về cơ bản thì nguyên lý hoạt động của Micro chính là chuyển đổi năng lượng âm học sang cảm biến điện từ. Bộ chuyển đổi sẽ thực hiện chức năng thay đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác. Lúc này thì Micro sẽ thu nhận âm thanh và chuyển hóa nó thành năng lượng điện. Đây chính là nguyên tắc hoạt động cơ bản của một thiết bị micro thông thường.

Micro-gia-tot

Thông thường các loại micro sẽ có các mức trở kháng khác nhau đối với thiết bị mà chúng kết nối. Vì vậy, khi sử dụng thiết bị này, bạn nên kết nối nó với D.I hoặc Preamp (tiền khuếch đại) để đem đến chức năng đồng nhất cho trở kháng.

2. Cấu tạo và chức năng của micro

2.1 Cấu tạo thiết bị micro

Cấu tạo cơ bản của thiết bị micro thường sẽ bao gồm 3 phần: phần đầu, phần thân và phần cuối.

Phần đầu sẽ thực hiện chức năng bảo vệ những bộ phận bên trong. Bộ phận này thì thường được thiết kế phần lưới tròn chụp lại ở phía trên tay cầm.

Phần thân thì chính là tay cầm cho micro để sử dụng chúng. Thường thì trên phần thân sẽ được trang bị các nút bật lên để mở micro và nút bật xuống để tắt thiết bị. Ngoài ra bạn có thể trang trí thêm phần thân của thiết bị này để tăng thêm điểm nhấn.

Phần cuối chính là bộ phận nằm ở phía dưới tay cầm của thiết bị. Nếu như bạn đang sử dụng micro không dây thì đây sẽ là phần lắp pin. Còn nếu bạn sử dụng micro có dây thì phần cuối của thiết bị sẽ là chỗ để jack cắm điện.

cau-tao-micro

Bên cạnh 3 bộ phận cấu tạo nên bên ngoài thiết bị của micro thì phần bên trong còn bao gồm các phần như là màng rung, cuộn dây hoặc nam châm. Lúc này âm thanh sẽ được truyền qua màng rung của micro. Theo đó phản hồi lên cuộn dây nhằm tạo ra từ trường cho thiết bị nam châm. Khi đó, dòng điện xoay chiều sẽ truyền qua dây dẫn tới đầu Amply và phần loa để khuếch đại lên và phát ra âm thanh.

2.2 Micro có những chức năng gì?

Như ở phần đầu chúng tôi đã đề cập, hiện nay thiết bị micro được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực. Có thể thấy được là đây là thiết bị hỗ trợ đặc biệt quan trọng đối trong các buổi biểu diễn hay diễn thuyết, diễn giả khi nói trước đám đông. Hoặc chí ít là phục vụ  nhu cầu giải trí đơn thuần như hát karaoke trong gia đình. Bởi vậy mà micro ngày càng được sử dụng rộng rãi.

Không chỉ thực hiện chức năng hỗ trợ phát âm thanh trong các buổi thuyết trình hay ca nhạc. Mà micro còn đem đến khả năng thực hiện thu âm, đem đến chất âm sạch và trong trẻo. Micro hiện đang nắm giữ khoảng 40% chất lượng của bản thu âm, bài hát. Đó chính là lý do mà các quán karaoke hay phòng thu hiện nay thường chọn lựa rất kỹ lưỡng trong việc chọn micro.

3. Có mấy loại micro thông dụng?

Thường khi thực hiện phân loại micro hay bất kỳ thiết bị âm thanh nào thì cũng được dựa trên nhiều tiêu chí. Dựa theo nguyên lý hoạt động thì sẽ có nhiều loại mic khác nhau như: micro điện động, điện dung, áp điện, dải băng, micro than, micro sợi quang, micro laser, micro nước,mems. Và hiện nay các dòng mic được thường xuyên sử dụng nhiều nhất chính là micro điện động, micro điện dung, micro áp điện.

3.1 Dòng Micro điện động

Micro điện động có thành phần cấu tạo giống loa điện động. Bao gồm màng của nó được làm mỏng, cuộn dây được cuốn nhiều vòng và thường có mức trở kháng lên tới 300 ohm. Dòng mic này sẽ có có độ nhạy thấp với dải tần có hạn (thường từ 50 Hz đến 16 KHz). Micro này mang đến chất âm sắc ngọt và mềm nên thích hợp dùng âm thanh sân khấu hoặc các ca sĩ hay lắp đặt tại quán karaoke.

Như cái tên của nó đã thể hiện, micro này sử dụng điện động thay cho nam châm để thay đổi sóng điện. Thiết kế trên thân mic thì tùy từng loại mà được trang bị nút on/off bật tắt trên thân micro. Thêm nữa là thiết bị này có thể đảm bảo khả năng thu âm tốt tại các khoảng cách gần. Mà không cần nguồn điện cung cấp để hoạt động.

3.2 Micro điện dung

Micro điện dung được đánh giá là vô cùng thông dụng và được sử dụng rộng rãi. Thiết bị này thường có độ nhạy cao với nhiều kích thước từ lớn cho đến nhỏ, dải tần âm thanh rộng (từ 20 Hz đến 20KHz). 

micro-dien-dung

Là dòng micro hoạt động dựa trên nguyên tắc dùng hiệu ứng thay đổi điện dung để thay đổi sóng điện. Chúng sở hữu độ nhạy lớn hơn nhiều so với dynamic. Tuy nhiên điểm hạn chế chính là nó cần nguồn điện để hoạt động. Và hơn hết là thiết bị nổi bật về khả năng thu âm từ khoảng cách xa, nhưng vẫn có khả năng thu âm số người từ 2-6. Bởi thế nó thường được ứng dụng trong không gian giảng đường, trong một nhà hát lớn, hay các khu vực rộng lớn…

3.3 Micro áp điện

Micro áp điện chính là sử một số vật dụng để tạo ra điện áp khi mic chịu áp suất. Hiện tượng áp điện này sẽ giúp âm thanh chuyển đổi thành tín hiệu và phát đến tai người nghe. Dòng áp điện gồm có hai loại đó là micro có dây và dòng không dây trong đó có micro cài áo, micro cầm tay và cài đầu.

Micro áp điện hoạt động nhờ vào trở kháng lớn nên hỗ trợ được khuếch đại âm thanh xuất phát từ các nhạc cụ. Đặc biệt hơn là dòng sản phẩm này còn có thể sử dụng để thu âm thanh trong môi trường nước. 

4. Các yếu tố thông số kỹ thuật Micro cần có 

4.1 Về tính định hướng của micro

Cứ mỗi loại micro được sản xuất ra thì sẽ có tính định hướng khác nhau như trái, phải, trước, sau,…Tính này để xác định Micro ở hướng nào sẽ thu được âm thanh ở hướng đó tốt hơn. Từ đó có thể đưa ra hình thức thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.

4.2 Độ nhạy

Độ nhạy là các thông số kỹ thuật cho biết khả năng thu tín hiệu của thiết bị micro. Khi mà thiết bị có độ nhạy cao thì sẽ đồng nghĩa với việc âm thanh được hút xa hơn. Đơn vị đo độ nhạy tiêu chuẩn thiết bị sẽ là: 

✅ Tiêu chuẩn 1:0dB = 1 mW/pascal

✅ Tiêu chuẩn 2:0dB = 1mW/microbar

Trên cùng 1 tiêu chuẩn kể trên thì micro nào có giá trị độ nhạy lớn hơn nghĩa là dòng micro đó nhạy hơn.

micro-dien-dung-gia-tot

4.3 Dải tần số micro đáp ứng

Thông số này chính là dải tần số mà micro có thể thu hoặc phát được trong khả năng. Dải tần số này sẽ thể hiện khoảng âm thanh thấp nhất và cao nhất mà micro có thể thu được. Nếu dải tần rộng thì sẽ đồng nghĩa với việc mic có thể thể hiện được những âm thanh trầm sâu hơn. Nhờ đó mà âm thanh phát ra nghe ấm hơn và phát được âm thanh cao hơn. Thông số thông thường ở bộ mic sẽ rơi vào khoảng 20Hz212wasa-20KH.

4.4 Tổng trở

Về thông số tổng trở thì sẽ thường bao gồm 2 mức đó là cao và thấp. Tổng trở cao tức là ở trên mức 2000 Ohm. Loại này thường là ở các hạn mức rẻ tiền và thường sử dụng các loại dây tín hiệu Unbalanced và dùng jack kết nối 6 ly. Loại dây này chỉ có thể kéo dài ở hạn mức khoảng 10 m. 

Dòng tổng trở thấp thường sẽ có mức khoảng dưới 1000 Ohm. Loại này được đánh giá khá tốt về chất lượng. Chúng thường sử dụng các loại dây tín hiệu Balanced (dây tín hiệu 3 ruột) hoặc các jack kết nối XLR (jack canon).

5. Top 3 thương hiệu Micro nổi tiếng nhất thị trường hiện nay

5.1 Thương hiệu micro JBL

Dẫn đầu thị trường cung cấp micro hiện nay chúng ta không thể không nhắc đến thương hiệu nổi tiếng của Mỹ – JBL. Đây chính là một trong các hãng chuyên kinh doanh loa và các thiết bị âm thanh có tuổi đời khá lâu năm. 

Thị trường càng đổi mới, JBL càng không ngừng nghiên cứu và cho ra đời nhiều mẫu micro ấn tượng. Với chất lượng âm thanh tốt, rõ nét, bền và đẹp. Kết hợp cùng với những công nghệ hiện đại tiên tiến. Nhằm phục vụ cho các nhu cầu âm thanh ca hát trong phạm vi gia đình hay các dịch vụ kinh doanh karaoke. 

5.2 Thương hiệu Micro Shure

Dòng sản phẩm micro Shure mang nét độc đáo chấm phá khi sở hữu những thiết kế tuyệt vời trong kiểu dáng, mẫu mã. Cùng với chất lượng âm thanh trung thực có thể ứng dụng trong các phòng karaoke gia đình hoặc dịch vụ karaoke chuyên nghiệp. 

micro-shure-chinh-hang

Ngoài ra chúng còn được trang bị tính năng tự động dò sóng sạch sao cho phù hợp với môi trường mà thiết bị đang hoạt động. Từ đó tránh được tối đa tình trạng nhiễu và mất sóng. Giá thành dòng sản phẩm này thường dao động từ 1,5 – 3,5 triệu đồng, phù hợp với đa số nhu cầu sử dụng của nhiều người dùng. 

5.3 Thương hiệu micro Bose

Là một thương hiệu thiết bị âm thanh nổi tiếng tại Mỹ, thương hiệu micro Bose chính là đối thủ nặng ký của JBL. Ngoài thị trường micro thì thương hiệu này còn cung cấp ra thị trường hàng loạt các thiết bị âm thanh đa dạng. Với mức công suất trải đều từ nhỏ đến lớn nên chúng phù hợp sử dụng cho các dàn âm thanh ở sân vận động, nhà hát hoặc âm thanh ngoài trời.

6. DK Audio – Địa chỉ phân phối Micro chính hãng, giá tốt nhất

DK Audio hiện nay là một trong những đơn vị phân phối micro hàng đầu Việt Nam. Các sản phẩm tại đây đều được đảm bảo chính hãng 100%, được nhập khẩu từ nước ngoài về với đầy đủ giấy tờ CO, CQ. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực âm thanh, cùng với sự tư vấn tận tình của đội ngũ chuyên gia nhiệt tình, kỹ thuật cao. Chúng tôi tin rằng, DK Audio chắc chắn sẽ đem lại cho bạn những trải nghiệm hài lòng về sản phẩm, nhấc máy lên và liên hệ cho chúng tôi ngay nhé!