Amply là gì? Đặc điểm, cấu tạo chức năng của amply
Cái tên Amply có lẽ đã quá quen thuộc với người dùng Việt Nam hiện nay. Nhưng chắc hẳn ít ai nắm rõ được amply là thiết bị gì, có cấu tạo thế nào, chức năng cụ thể ra sao? Vậy thì đừng bỏ lỡ nội dung bài viết dưới đây của DK Audio nhé!
1. Tìm hiểu về thiết bị amply
1.1 Thiết bị amply là gì?
Amply (Còn gọi là amplifier) là một trong những thiết bị đặc biệt quan trọng trong dàn âm thanh. Thiết bị này thực hiện chức năng tiếp nhận tín hiệu âm thanh và khuếch đại tín hiệu. Khi một tín hiệu được đưa vào amply, nó sẽ khuếch đại lên và truyền ra thiết bị phát ra
1.2 Cấu tạo của Amply
Để tạo nên một chiếc amply hoàn chỉnh thì sẽ bao gồm rất nhiều bộ phận. Tuy nhiên sẽ có 3 bộ phận quan trọng nhất của amply mà cần lưu ý đó là biến áp nguồn, tụ lọc nguồn, mạch điện tử công suất.
Phần biến áp nguồn: Đây là một bộ phận bắt buộc và có giá nhất trong thiết bị amply. Kích thước của biến áp nguồn thường sẽ tỉ lệ thuận với công suất của amply. Khi mà phần biến áp này càng lớn thì công suất của càng cao. Ngoài ra, biến áp nguồn còn có khả năng chuyển các dòng điện bằng các thiết bị lưu trữ và tụ lọc qua điện áp một chiều đối xứng.
Phần tụ lọc nguồn: Chức năng chính của bộ phận này chính là tích trữ năng lượng điện. Đảm bảo cho thiết bị điện tử và amply hoạt động ổn định, giúp dòng điện ổn áp hơn.
Mạch điện tử công suất: Đây là bộ phận thể hiện bản mạch quan trọng nhất của amply. Do đó nó được nhà sản xuất chú trọng đầu tư nhiều để đem tới âm thanh trung thực, ít bị nhiễu và có khả năng chống méo âm tốt.
2. Các chức năng chính của amply
2.1 Khả năng khuếch đại tín hiệu
Đầu tiên phải kể đến đó chính là khả năng khuếch đại tín hiệu âm thanh. Đối với hệ thống âm thanh thông báo thì amply đóng vai trò khuếch đại cũng như tích hợp bộ lọc tiếng bên trong. Vậy nên người dùng lưu ý nên chọn mua thiết bị phù hợp với công suất của loa. Như vậy khi phối ghép hoàn chỉnh sẽ tạo ra chất lượng âm thanh tốt nhất. Ngoài ra, cũng lưu ý việc chọn amply có cùng trở kháng với loa.
Thứ hai là đối với dàn âm thanh karaoke thì chúng sẽ có tác dụng đẩy công suất và lọc tiếng hay hơn. Tạo ra chất âm thanh chuẩn, sáng và trong trẻo hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, thì có chiếc amply còn cung cấp thêm các hiệu ứng như echo, delay, repeat hoặc tăng/giảm âm bass, mid, treble,…Giúp âm thanh trở nên mượt mà, sâu lắng hơn.
Còn đối với hệ thống âm thanh sân khấu thì thiết bị amply chỉ có tác dụng đẩy công suất của loa chứ. Chứ không có chức năng lọc tiếng, tuy nhiên khi chọn dòng sản phẩm cao cấp hơn thì chất lượng âm thanh phát ra vẫn sẽ có độ trong riêng.
2.2 Khả năng lọc tiếng của Amply
Bên cạnh chức năng chính của amply là khuếch đại tín hiệu âm thanh. Thì thiết bị này còn có khả năng giúp cho phần echo dày và mượt hơn ở các đầu ra tín hiệu. Hạn chế tối đa nhất các tạp âm, tiếng ồn làm âm thanh không còn trong trẻo và rõ nét. Dòng thiết bị này thường được sử dụng nhiều ở các hệ thống âm thanh karaoke hoặc hội họp.
3. Phân loại các thiết bị amply
3.1 Phân loại theo kênh
✅ Amply 2 kênh: Đây chính là loại amply có bộ khuếch đại với số lượng đầu ra là 2. Thiết bị này phù hợp cho các dàn âm thanh vừa và nhỏ, không quá yêu cầu cao về độ chuyên nghiệp.
✅ Amply 4 kênh: Về nguyên lý hoạt động thì dòng amply này như amply 2 kênh. Đây cũng chính là loại Amply có bộ khuếch đại theo số lượng đầu ra là 4 kênh. Sở hữu thiết bị này sẽ mang đến cho người nghe chất lượng âm thanh tuyệt vời hơn.
3.2 Phân loại theo cấu hình và chức năng
✅ Dòng Amply tiền khuếch đại: Sử dụng thiết bị này âm thanh của bạn sẽ được khuếch đại tín hiệu. Từ nguồn phát ở mức tín hiệu thấp nhất cho đến mức tín hiệu cao hơn, sau đó mới truyền đến amply.
✅Dòng amply khuếch đại công suất: Tiếp nối thiết bị tiền khuếch đại, amply khuếch đại công suất sẽ trở thành thiết bị trung gian. Giúp có thể khuếch đại tín hiệu ở mức vừa và truyền ra loa phát.
✅Integrated Amply: Đây là dạng amply được tích hợp bao gồm cả khối tiền khuếch đại và khối khuếch đại công suất. Chứ không phải sử dụng tách biệt ra như hai loại trên.
✅Dual mono Amply: Thiết bị này bao gồm 2 kênh trái và phải được bố trí chung trong một vỏ máy. Tuy về cấu tạo thiết bị này sở hữu 2 kênh được thiết kế hoàn toàn giống nhau nhưng chúng lại hoạt đông một cách độc lập.
✅Monoblock Amply: Trái ngược với Dual mono Amply, dòng thiết bị này tuy cũng có 2 kênh trái và phải nhưng nằm ở 2 vỏ máy khác nhau. Vậy nên chúng có thiết kế khá cồng kềnh.
3.3 Phân loại amply theo công nghệ sử dụng
Hiện nay, các amply được ứng dụng nhiều loại công nghệ khác nhau như:
✅Công nghệ khuếch đại bán dẫn (transistor).
✅Công nghệ khuếch đại bóng đèn điện tử (tub).
✅Công nghệ khuếch đại mạch kỹ thuật số (digital).
✅Amply sử dụng công nghệ khuếch đại lai bao gồm: Đèn, bán dẫn và kỹ thuật số.
3.4 Phân loại theo chế độ hoạt động
Bên cạnh các yếu tố công suất, cấu tạo, công nghệ thì thông số kỹ thuật của Amply cũng là một trong các yếu tố để phân loại. Sẽ bao gồm các thông số khuếch đại như sau:
Amply class A: là dòng amply có hiệu suất vào khoảng 20%. Còn 80% năng lượng còn lại bị tiêu tán dưới dạng nhiệt nên khi chạy rất nóng. Tuy nhiên Amply class A có độ méo cực nhỏ và âm thanh phát ra vô cùng tự nhiên.
Amply class B: Ngược lại với amply class A, class B có hiệu suất vào khoảng 80%. 20% năng lượng còn lại bị tiêu tán dưới dạng nhiệt nên khi chạy rất mát. Tuy nhiên chúng lại có độ méo lớn và âm thanh không hay nên ít được dùng trong các mạch audio cao cấp.
Amply class AB: Dòng amply này có công suất ra lớn hơn class A và độ méo nhỏ hơn class B. Với hiệu suất vào khoảng 45 – 60%, Class AB hiện được sử dụng trong các mạch khuếch đại tần số thấp.
Amply class C: Đối với các mạch khuếch đại class C thường sẽ được dùng trong các mạch khuếch đại tần số có công suất cao. Đồng thời thì hiệu suất cao hơn các mạch khuếch đại class A, B và AB.
Amply class D: có hiệu suất rất cao, trên 80% và có thể đạt tới 97% ở mức đỉnh. Vì vậy lượng tổn hao trên tầng khuếch đại của thiết bị rất ít. Class D thường sẽ được sử dụng trong các mạch khuếch đại có độ trầm vì chúng có khả năng hạn chế gây méo dạng.
4. Cách phối ghép amply mang đến hiệu quả tốt nhất
4.1 Công suất amply phù hợp
Bất kỳ thiết bị âm thanh nào thì điều đầu tiên chúng ta cần quan tâm đó đều là yếu tố công suất. Đối với amply thì đòi hỏi phải đạt mức gấp đôi so với loa hoặc ít nhất cũng là lớn hơn. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm các yếu tố khác như là độ nhạy của loa cao thì sẽ phù hợp với một amply công suất nhỏ. Còn đối với loa có độ nhạy thấp thì yêu cầu sử dụng thiết bị có amply cao.
Ngoài ra, công suất của amply có phù hợp không còn dựa vào diện tích nơi lắp đặt để lựa chọn. Phòng nhỏ thì bạn nên chọn amply công suất nhỏ để đem lại chất lượng âm thanh tốt mà lại vừa tiết kiệm chi phí. Và nếu dòng nhạc bạn nghe là nhạc sôi động, dance thì bạn nên lựa chọn công suất lớn hơn.
4.2 Chọn amply phù hợp với loa
Nếu như bạn chọn amply để kết hợp với loa sub thì cần chú ý đặc biệt tới đáp tuyến tần số và thông số kiểm soát âm trầm, các yếu tố giảm xóc, chống rung. Đồng thời lưu ý chọn amply đáp ứng mức tần số từ 20Hz trở lên. Thông số kiểm soát âm trầm sẽ đạt từ 400 trở lên để đảm bảo âm phát ra có độ trầm, mạnh và không bị cụt…Với mỗi loại loa dùng cho từng dàn âm thanh khác nhau thì sẽ có thiết bị Amply phù hợp, vậy nên người mua cần chú ý lựa chọn phù hợp.
4.3 Lưu ý khi đấu nối thiết bị
Để có thể phối ghép amply hiệu quả nhất thì cần chú ý khi đấu nối để đảm bảo an toàn khi hai đầu jack loa chạm vào nhau. Nếu không tương thích thì sẽ tạo nên hiện tượng ngắn mạch và làm hỏng amply. Đồng thời cũng chú ý không nên để amply tải quá nhiều loa. Tránh trường hợp cháy nổ, hỏng hóc các thiết bị.
5. Kinh nghiệm chọn mua amply chất lượng
5.1 Phân biệt công suất thực và ảo của amply
Thông thường thì khách hàng thường thấy công suất được ghi trên sản phẩm. Tuy nhiên đó thực ra là công suất nhạc đỉnh đầu ra hay PMPO (Peak Music Power Output). Đây được coi là công suất ảo vì nó lớn hơn gấp khoảng 20-50 lần so với công suất thật. Do vậy khi amply ghi công suất là 2000W PMPO thì công suất thật của nó khoảng 40-100w. Vậy nên người dùng nên lưu ý vấn đề này để biết đâu là công suất thực để lựa chọn cho phù hợp.
5.2 Độ cân bằng khuếch đại phù hợp cho amply
Người dùng nên đảm bảo amply được đáp ứng khuếch đại tốt ở vùng âm thanh từ 10 Hz đến 75.000 Hz. Như vậy thì thiết bị sẽ có thể tăng giảm khuếch đại tần số ở vùng âm trầm và vùng âm cao để cân bằng giúp người nghe vừa tai. Vì thông thường tai người sẽ nhạy cảm nhất ở tần số âm thanh trung bình là 800 Hz đến 3000 Hz. Còn đáp tuyến tần số của amply thì nên đảm bảo trong đoạn 30Hz đến 20.000 Hz
6. Địa chỉ mua amply uy tín, chất lượng
Đối với bàn thiết bị amply thì bạn có thể mua tại rất nhiều cửa hàng, đại lý thiết bị âm thanh chuyên nghiệp với đa dạng chủng loại. Tuy nhiên bạn tìm đến những cơ sở uy tín, chất lượng và có đầy đủ giấy tờ CO, CQ, và có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực âm thanh. Để đảm bảo mua được sản phẩm chất lượng mà lại có được mức giá hợp lý nhất.
Nếu như bạn đang muốn tìm một địa chỉ mua hàng uy tín, cho dòng sản phẩm amply. Vậy thì hãy đến với DK Audio – đơn vị chuyên cung cấp các thiết bị âm thanh hàng đầu uy tín và chất lượng phục vụ cho mọi nhu cầu của bạn. Khi mua thiết bị âm thanh tại đây chúng tôi cam kết rằng các sản phẩm ở đây có mức giá tốt nhất thị trường. Được nhập khẩu hàng chính hãng, đảm bảo đầy đủ giấy tờ CO – CQ, thời gian bảo hành lên đến 24 tháng. Ngoài ra còn hỗ trợ dịch vụ vận chuyển và lắp đặt tận nơi có hỗ trợ chi phí. Nhanh tay liên hệ với chúng tôi để nhận ưu đãi sớm nhất nhé!