Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.

Hệ thống âm thanh sân khấu – Cách kết nối đúng chuẩn và lưu ý khi lắp đặt

Sân khấu là một bộ phận không thể thiếu của các hội trường, sự kiện. Trong số các bộ phận cấu thành sân khấu, không thể không nhắc đến dàn thiết bị âm thanh. Hệ thống âm thanh sân khấu là gì, cách kết nối các thiết bị thế nào là chuẩn? Cùng tìm hiểu hệ thống thiết bị này trong bài viết dưới đây của chúng tôi.

1. Giới thiệu chung về hệ thống âm thanh sân khấu

Âm thanh sân khấu là một trong những hệ thống âm thanh phổ biến nhất hiện nay. Hệ thống âm thanh này được tạo nên từ sự phối hợp của các thiết bị có công suất lớn hoặc khá lớn. Nhờ công suất lớn, các thiết bị mới có thể tạo nên âm thanh với âm lượng to nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. 

Âm thanh sân khấu là một phần không thể thiếu của các hội trường văn nghệ; hội trường hội nghị, hội thảo. Đặc biệt, một dàn âm thanh sân khấu chuyên nghiệp có thể quyết định sự thành công của sự kiện. Đặc biệt nhất là sự kiện outdoor (sự kiện ngoài trời).

hệ thống âm thanh sân khấu
Hệ thống âm thanh sân khấu là gì

2. Hệ thống âm thanh sân khấu gồm những loại nào?

Âm thanh sân khấu gồm nhiều loại hình khác nhau, dựa vào tiêu chí phân chia. Nếu dựa trên tiêu chí không gian, hệ thống âm thanh này bao gồm:

Nếu phân loại theo không gian, hệ thống âm thanh sân khấu được chia thành:

✅ Hệ thống âm thanh sân khấu trong nhà

✅ Hệ thống âm thanh sân khấu ngoài trời

Hệ thống âm thanh sân khấu ngoài trời

Nếu phân loại theo loại hình sự kiện, hệ thống âm thanh sân khấu gồm:

✅ Hệ thống âm thanh cho sân khấu cho sự kiện văn nghệ

✅ Hệ thống âm thanh cho sân khấu hội thảo, hội nghị

✅ Hệ thống âm thanh sân khấu cho đám cưới

✅ Hệ thống âm thanh cho sân khấu tiệc

3. Các thiết bị cần có trong hệ thống âm thanh sân khấu

Để đảm bảo chất lượng và hiệu quả cuối cùng, dàn âm thanh trên sân khấu cần có đủ các thiết bị sau:

3.1. Hệ thống loa sân khấu

Tùy vào diện tích và mục đích sử dụng mà mỗi loại loa sân khấu sẽ dùng các dòng loa khác nhau. Dưới đây là những loại loa phổ biến nhất:

Loa full (loa toàn dải)

Đây là loại loa có thể tái tạo âm thanh ở các tần số khác nhau. Cấu tạo của loa khá đơn giản, chỉ bao gồm 1 thùng loa nhưng phát ra được cả 3 dải tần âm. Từ âm cao đến âm trầm và cả âm trung. Nguyên lý hoạt động của loa full là point source nên mang đến chất lượng âm thanh cực tốt. Loa full thường có công suất từ 4000w đến 1600w, tái tạo cực tốt những âm trung với độ mở không gian gần như hoàn hảo.

Loa full hệ thống âm thanh sân khấu

Loa siêu trầm (loa sub)

Loa siêu trầm còn được gọi là loa sub hay subwoofer. Đây là dòng loa có thể tái tạo âm thanh ở tần số thấp hoặc cực thấp. Nhờ đó mang đến sự ngọt ngào, đằm thắm trong giọng hát và âm nhạc. Tiếng bass có tần số trong khoảng 20Hz -200Hz giúp cho âm thanh sâu và dày, cực kỳ mạnh mẽ.

loa sub hệ thống âm thanh sân khấu

Loa monitor

Loa monitor còn được gọi là loa kiểm âm hay loa sân khấu. Sở dĩ có cái tên này vì chúng không được sử dụng để phục vụ khán giả mà để phục vụ nghệ sĩ, đặc biệt là ban nhạc. Loại loa này đặt trước sân khấu, hướng mặt về trong. Nhờ đó, nghệ sĩ, đặc biệt là ban nhạc có thể nghe rõ âm thanh để điều chỉnh cách trình diễn phù hợp.

Lo monitor thường được tích hợp amply và có cả dây line in out để kết hợp với loa kiểm âm khác. Không chỉ sử dụng trên sân khấu, loa monitor còn cực kỳ quan trọng tại phòng thu – nơi đòi hỏi ca sĩ có chất lượng giọng hát cực tốt.

loa monitor hệ thống âm thanh sân khấu

3.2. Micro sân khấu

Micro sân khấu thường là micro không dây để tiện di chuyển. Số lượng mic phụ thuộc vào số lượng nghệ sĩ biểu diễn cần đến micro trên sân khấu.

micro hệ thống âm thanh sân khấu

3.3. Cục đẩy công suất – thiết bị không thể thiếu tại sân khấu lớn

Cục đẩy công suất có chức năng khuếch đại tín hiệu âm thanh cực mạnh. Bởi thế, nó được sử dụng rộng rãi tại các sân khấu lớn, đặc biệt là sân khấu ngoài trời. 

3.4. Thiết bị xử lý tín hiệu âm 

3 thiết bị xử lý âm thanh thường được sử dụng trong dàn âm thanh sân khấu đó là mixer, Equalizer và Crossover. 

Mixer

Mixer là thiết bị điện tử có thể kết hợp âm thanh của nhiều tín hiệu đầu vào. Các đầu vào này bao gồm: micro được ca sĩ sử dụng, các dụng cụ âm thanh (đàn, sáo,…), file nhạc ghi sẵn,…

Các tín hiệu mixer sửa đổi sẽ được tổng hợp lại để tạo thành tín hiệu đầu ra, khuếch đại hoặc ghi lại.

bàn trộn mixer

Equalizer

Equalizer hay EQ là bộ căn chỉnh dải tần số âm, cân bằng âm thanh. Thiết bị này được sử dụng cả trong biểu diễn trực tiếp và trong thu âm. Equalizer sử dụng các bộ lọc điện tử, trong đó mỗi bộ lọc làm việc trên nguyên lý tăng/giảm tín hiệu từng dải tần âm.

equalizer hệ thống âm thanah sân khấu

Crossover

Crossover là thiết bị được sử dụng để thay đổi tín hiệu âm theo tần số riêng biệt. Nhờ đó, tần số âm sẽ phù hợp hơn với các thiết bị ghép nối, tạo ra âm thanh chất lượng hơn.

Vị trí của crossover trong dàn âm thanh: sau mixer, trước bộ khuếch đại âm thanh.

crossover hệ thống âm thanh sân khấu

Tủ đựng thiết bị, hệ thống dây điện và phích cắm

Để đảm bảo an toàn cho thiết bị, tránh tác động của thời tiết, tủ đựng thiết bị là vật dụng không thể thiếu. Đi liền với đó là hệ thống dây điện và phích cắm để đảm bảo cung cấp nguồn điện cho thiết bị hoạt động.

4. Một số cấu hình âm thanh sân khấu chuẩn

DK Audio xin được giới thiệu đến bạn một số cấu hình âm thanh sân khấu chuẩn dưới đây:

4.1. Cấu hình âm thanh sân khấu nhà hát

Đặc thù của âm thanh sân khấu nhà hát là sử dụng nhiều micro ngoài trời. Bởi hệ thống âm thanh này cần đáp ứng đa dạng thể loại, đảm bảo chất lượng âm thanh chuẩn và trung thực. Chất âm sáng, tinh tế, tránh hú rít. Bạn có thể tham khảo 1 cấu hình hệ thống âm thanh nhà hát được chúng tôi tạo nên:

✅ Loa JBL V20: 12 mảng

✅ Loa VTX 825: 4 chiếc

✅ Mixer V2000: 1 chiếc

✅ Cục đẩy công suất Vrack 4x3500HD:2 chiếc

✅ Cục đẩy công suất Vrack 4x1200HD: 1 chiếc

✅ Loa monitor JBL VTX H20: 6 chiếc

✅ Micro và đầu DVD

✅ Dây điện và giắc cắm

âm thanh sân khấu nhà hát lớn

4.2. Cấu hình âm thanh sân khấu quán bar, vũ trường lớn

Quán bar, vũ trường là nơi sử dụng âm thanh lớn và mạnh mẽ, Để đáp ứng được yêu cầu này, hệ thống âm thanh cần đa dạng thiết bị và có công suất lớn. Dưới đây là những thiết bị cần có trong hệ thống âm thanh quán bar, vũ trường:

✅ Loa JBL MD1: 2 chiếc

✅ Loa JBL MD2: 2 chiếc

✅ Loa JBL MDZL: 2 chiếc

✅ Dây điện và rắc cắm

✅ Loa JBL NDT: 4 chiếc

✅ Cục đẩy công suất: 8 chiếc

✅ Mixer: 1 chiếc

✅ DJ Player: 1 chiếc

✅ Micro: 2 chiếc

✅ Tai nghe: 1 chiếc

✅ Loa kiểm âm: 2 chiếc

✅ Dây điện và giắc cắm

âm thanh sân khấu bar lớn

4.3. Âm thanh biểu diễn ngoài trời

Sân khấu biểu diễn ngoài trời là một không gian rộng lớn, phục vụ nhiều khán giả. Bởi vậy, hệ thống âm thanh cần có công suất lớn và đáp ứng được nhu cầu nghe của số lượng lớn khán giả. Một cấu hình âm thanh sân khấu biểu diễn ngoài trời chuẩn cần bao gồm các thiết bị sau:

✅ Loa JBL VTX V25: 16 mảng

✅ Loa JBL VTX 52B: 12 mảng

✅ Cục đẩy công suất: 14 chiếc

✅ Mixer VI7000: 1 chiếc

✅ Micro, đầu DVD

✅ Dây điện và giắc cắm

4.4. Âm thanh sân khấu biểu diễn, DJ, quán bar nhỏ

Các sự kiện, quán bar, club nhỏ cũng rất phổ biến hiện nay. Tuy không đòi hỏi quá nhiều về độ chuyên nghiệp nhưng hệ thống âm thanh cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Cấu hình của một hệ thống âm thanh sân khấu nhỏ thường bao gồm các thiết bị sau:

✅ Loa full: 1 cặp

✅ Loa sub: 1 cặp

✅ Loa kiểm âm: 1 cặp

✅ Đầu DVD: 1 chiếc

✅ Cục đẩy công suất: 3 chiếc

✅ Mixer: 1 chiếc

✅ Micro và tai nghe: 1 bộ

✅ Dây điện và giắc cắm

hệ thống âm thanh sân khấu ngoài trời

5. Những lưu ý cần biết khi lắp đặt hệ thống âm thanh sân khấu

Để hệ thống âm thanh sân khấu tạo ra âm thanh chuẩn và không gây rối mắt, trong khi lắp đặt cần lưu ý một số vấn đề sau:

5.1. Chọn loa phù hợp với khu vực sân khấu

Cách bố trí loa có thể ảnh hưởng đến sự truyền tải âm thanh và bao phủ âm thanh. Đặc biệt, đối với sự kiện được tổ chức ngoài trời, cường độ sóng âm sẽ kém hơn. Bạn nên chọn loại loa thích hợp với diện tích khu vực sự kiện được tổ chức.

5.2. Chọn cục đẩy công suất có công suất lớn hơn loa

Công suất của cục đẩy công suất cần lớn hơn công suất trung bình của dàn loa. Khi đó, âm thanh mới có chất lượng tốt (con số lớn hơn thường nằm trong khoảng 50w đến 100w). 

5.3. Chọn bộ trộn âm thanh phù hợp

Cần lựa chọn loại mixer phù hợp với diện tích không gian và mục đích sử dụng. Mixer có khả năng xử lý tất cả các tín hiệu âm thanh thu vào. Bởi vậy, nó được coi như linh hồn của sự kiện. Mixer còn được gọi với cái tên khác là bộ trộn âm thanh. Bạn cần nắm rõ những khái niệm này để có thể tham khảo và lựa chọn sản phẩm dễ dàng.

5.4. Chọn micro có độ nhạy âm cao

Nên chuẩn bị micro có độ nhạy cao để có thể bắt được tín hiệu âm thanh. Thiết bị cần có khả năng chống hú rít, khả năng lọc tạp âm để đảm bảo chất lượng thu âm.

6. Hướng dẫn kết nối hệ thống âm thanh sân khấu đúng chuẩn

Kết nối và vận hành dàn âm thanh sân khấu là một công việc khó, đòi hỏi bạn phải có kiến thức và kỹ thuật chuẩn. Nếu bạn vẫn chưa biết làm thế nào để kết nối dàn âm thanh sân khấu đúng chuẩn, có thể tham khảo các bước được chúng tôi gợi ý dưới đây.

✅ Bước 1: Kết nối các thiết bị đầu vào (micro, laptop,…) vào mixer

✅ Bước 2: Kết nối output của bộ trộn (mixer) vào input của equalizer/vang số

✅ Bước 3: Kết nối output của cục đẩy công suất (crown) vào input của loa chính (loa sub và loa full)

✅ Bước 4: Kết nối output của vang số với input của mixer, crossover

✅ Bước 5: Kết nối output của crossover với cục đẩy công suất

✅ Bước 6: Nối crossover với loa monitor

hướng dẫn kết nối hệ thống âm thanh sân khấu chuẩn

Có thể thấy một dàn âm thanh sân khấu có rất nhiều thiết bị cần kết nối với nhau. Bởi vậy, bạn phải kiểm tra các mối nối thật chắc chắn và chạy thử để đảm bảo hệ thống hoạt động tốt.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về hệ thống âm thanh sân khấu. Qúy khách có nhu cầu lắp đặt hệ thống âm thanh này vui lòng liên hệ với DK Audio để nhận tư vấn và báo giá. Chúc bạn tìm được dàn âm thanh ưng ý cho sân khấu của mình.