Âm thanh tòa nhà chuyên nghiệp, hiện đại cập nhật mới nhất 2022
Cuộc sống hiện đại với nhiều tòa nhà chung cư, cao ốc mọc lên tại thủ đô khiến việc quản lý gặp nhiều khó khăn. Để đảm bảo an toàn và thuận tiện cho công tác quản lý, âm thanh tòa nhà ra đời. Hệ thống âm thanh này góp phần nâng cao chất lượng của dân cư nên nhận được sự quan tâm lớn của chủ đầu tư tòa chung cư.
1. Tìm hiểu khái niệm âm thanh tòa nhà là gì?
Hiện nay có rất nhiều tòa nhà mọc lên, đặc biệt là tại Thủ đô và các thành phố lớn. Đó có thể là tòa nhà chung cư, tòa nhà văn phòng, tòa nhà quốc hội,… Mỗi công trình như vậy đều được lắp đặt một hệ thống âm thanh với mục đích:
✅ Truyền tin nhắn, thông báo đến một khu vực nhất định của tòa nhà
✅ Phát nhạc nền tại một khu vực của công trình hoặc cho cả tòa nhà
✅ Phát thông báo trong tình huống khẩn cấp (cháy nổ, khủng bố, động đất,…)
Như vậy, âm thanh tòa nhà chính là hệ thống âm thanh được lắp đặt tại các tòa nhà để phục vụ nhiều mục đích khác nhau, trong đó chủ yếu là mục đích phát thanh, thông báo.
2. Ưu điểm của âm thanh tòa nhà là gì?
Lắp đặt một hệ thống âm thanh chuyên nghiệp mang đến những ưu điểm tuyệt vời so với một tòa nhà không có hệ thống âm thanh, cụ thể:
2.1. Âm thanh tòa nhà giúp tiết kiệm sức người trong truyền thông nội bộ tòa nhà
Thay vì phải đi đến từng hộ gia đình, từng bộ phận để truyền tin như trước, bạn có thể ngồi một chỗ truyền tin chỉ với một chiếc micro. Nhờ đó, có thể giảm thiểu công sức cho người thực hiện nhiệm vụ truyền tin trong tòa nhà.
2.2. Hệ thống âm thanh giúp truyền tin nhanh, chính xác
Truyền thông nội bộ tòa nhà là vấn đề rất quan trọng, cần đảm bảo tính chính xác cao. Một thông điệp qua nhiều người có thể “tam sao thất bản” nhưng qua một hệ thống âm thanh thì không xảy ra điều đó. Không những vậy, các thiết bị âm thanh còn khiến việc truyền tin nhanh chóng, đảm bảo thông tin đến với mọi người một cách kịp thời. Với những trường hợp khẩn cấp như cháy nổ, động đất, khủng bố, việc thông báo bằng loa hoặc hệ thống âm thanh tòa nhà giúp người dân nắm thông tin để kịp thời sơ tán.
2.3. Hệ thống âm thanh an toàn với chức năng cảm biến, chống trộm
Đi cùng sự phát triển của công nghệ hiện đại, hệ thống âm thanh cho tòa nhà được tích hợp các tính năng an toàn. Có thể kể đến trong số đó là tính năng cảm biến, chống trộm. Tính năng này vừa đảm bảo an toàn cho thiết bị, vừa đảm bảo an toàn cho tòa nhà. Nhờ đó, người dân luôn an tâm sinh sống tại tòa nhà.
Nếu sử dụng cho nhà máy, xí nghiệp, hệ thống âm thanh còn có khả năng tự động báo giờ, Tính năng đặc biệt như một chiếc đồng hồ báo thức giúp nhân viên chủ động sắp xếp công việc.
3. Các thiết bị không thể thiếu trong hệ thống âm thanh tòa nhà
3.1. Thiết bị phát tín hiệu âm (đầu DVD/Đĩa CD/Tổng đài,…)
Nguồn phát tín hiệu là nơi tín hiệu âm thanh được phát ra, là nguồn chứa âm thanh gốc chuẩn nhất. Các thiết bị phát tín hiệu âm phổ biến bao gồm:
✅ Đầu DVD/Radio, đĩa CD, máy phát nhạc, tổng đài điện thoại,…
✅ Thiết bị ghi âm hoặc thiết bị phát thanh thông báo
✅ Micro: bạn có thể sử dụng nhiều loại micro như mic có dây, mic không dây, micro cổ ngỗng,… Các dòng mic chuyên dụng còn được tích hợp thêm khả năng chọn vùng. Bạn có thể tham khảo tính năng này ở các dòng sản phẩm như TOA RM200M, OBT 8051,..
3.2. Thiết bị tăng âm
Tăng âm là thiết bị khuyếch đại âm thanh, giúp độ lớn của âm thanh gốc được nhân lên gấp nhiều lần. Thiết bị tăng âm được chia thành 2 loại là tăng âm cơ động và tăng âm cố định.
Thiết bị tăng âm cơ động
Tăng âm cơ động là thiết bị có thể lắp đặt và di chuyển dễ dàng. Thiết bị này có nguồn ắc quy 12V tinh gọn, chắc chắn, có bảng điều khiển. Không những vậy, tăng âm cơ động còn có đầy đủ ngõ vào (micro và AUX) thuận lợi. Nhờ đó, bạn có thể kết nối với radio hoặc máy ghi âm. Thiết bị này thường đi liền với micro điện động đơn hướng. Chỉ cần bật công tắc và nói là thiết bị tăng âm sẽ tự động khuếch đại âm thanh từ giọng nói ban đầu.
Thiết bị tăng âm cố định
Tăng âm cố định là thiết bị chỉ dùng để bàn, gắn tường hoặc lắp tủ. Thiết bị này thường dùng amply thông báo – dòng amply chuyên dụng với mục đích truyền tin, thông báo. Dòng amply này có công suất lớn, trở kháng phù hợp với loa âm trần, loa nén,…
Cũng giống như micro, amply cũng có nhiều sản phẩm có tính năng chọn vùng hoặc phân vùng âm thanh. Có thể kể đến như amply APlus 6A1000, OBT 6465, OBT 8012,…
3.3. Thiết bị điều khiển đường loa
Bộ thiết bị điều khiển đường loa bao gồm 2 thiết bị là thiết bị chọn vùng loa và thiết bị điều khiển âm lượng loa.
Thiết bị chọn vùng loa thông báo
Tòa nhà của bạn được chia thành nhiều khu vực khác nhau. Tương ứng với đó, có nhiều thông báo người truyền tin chỉ muốn đưa đến khu vực này mà không đưa đến khu vực khác. Thiết bị phân vùng có các nút tắt mở tương ứng với các vùng khác nhau. Nhờ đó, âm thanh có thể phân bổ theo ý muốn của người dùng.
Thiết bị điều khiển âm lượng
Ở đây, thiết bị điều khiển âm lượng có thể là thiết bị điều chỉnh âm lượng, cũng có thể là các chiết áp loa. Với thiết bị này, bạn có thể tăng – giảm âm lượng tùy chỉnh.
3.4. Hệ thống loa
Hệ thống loa của âm thanh tòa nhà bao gồm các loại loa sau:
Loa âm trần (loa gắn trần)
Loại loa đầu tiên không thể thiếu trong hệ thống âm thanh tòa nhà đó là loa âm trần. Loa âm trần còn có tên gọi khác là loa gắn trần/loa ốp trần. Loại loa này có thiết kế nhỏ gọn và đặc biệt, với mặt loa hướng xuống phía dưới còn lưng loa gắn chặt lên tường. Loa âm trần có thiết kế nhỏ gọn, không tốn nhiều diện tích. Chúng lại có chất lượng âm thanh tốt, có thể dùng để phát nhạc nên thường được lắp đặt ở các tòa nhà.
Loa gắn tường (loa hộp, loa hộp treo tường)
Loa hộp treo tường có mức giá vừa phải, thường được sử dụng ở hệ thống âm thanh của các công trình công cộng như trường học, bệnh viện, tòa nhà, khách sạn,… So với loa âm trần, loa hộp gắn tường tốn nhiều diện tích hơn nhưng công suất hoạt động cũng lớn hơn.
Loa phát thanh (loa còi)
Loa phát thanh thường được lắp đặt ở các khoảng không phía ngoài tòa nhà, khu vực để xe,…để đảm bảo trật tự an ninh khu vực. Loa phát thanh hay loa còi còn được gọi với những cái tên khác như loa nén, loa phóng thanh,… Chúng được làm từ những vật liệu bền, có thể chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết. Bởi vậy, chúng rất phù hợp để lắp đặt ngoài trời.
Loa array (loa mảng)
Loa array có chất âm sáng, rõ, trong trẻo, thường được sử dụng ở không gian hội trường và sân khấu. Tuy nhiên, loại loa này cũng có thể được lắp đặt ở những tòa nhà có diện tích lớn hoặc có không gian sân khấu sinh hoạt chung.
Loa full (loa toàn dải)
Loa full hay loa toàn dải là loại loa được sử dụng ở hầu hết các dàn âm thanh hiện nay. Loa giúp tái hiện âm thanh một cách chân thực và rõ ràng. Chỉ với một chiếc loa full, bạn có thể truyền tải được cả dải âm trầm, trung và cao. Một số dàn âm thanh khác như âm thanh hội trường, âm thanh karaoke đòi hỏi cần có loa sub để tái hiện dải âm trầm sắc nét. Tuy nhiên, thiết bị này không quá cần thiết đối với hệ thống âm thanh lắp đặt ở tòa nhà.
4. Ứng dụng của âm thanh tòa nhà trong cuộc sống hiện nay như thế nào?
Với hệ thống âm thanh thông báo tòa nhà, bạn có thể lắp đặt ở nhiều không gian tòa nhà khác nhau như:
✅ Lắp đặt tại các công xưởng, nhà máy, xí nghiệp, văn phòng,,…để thông báo giờ vào làm, giờ tan làm, giờ nghỉ trưa, giờ tăng ca,… Hoặc đơn giản, hệ thống âm thanh chỉ được sử dụng để phát nhạc nền thư giãn cho nhân viên.
✅ Lắp đặt tại các ga tàu, bến xe, sân bay,…để thông báo giờ khởi hành, giờ hạ cánh/đến ga, thời gian delay, thông báo lưu ý dành cho hành khách, tìm hành khách hoặc hành lý thất lạc,…
✅ Lắp đặt tại các siêu thị, cửa hàng để phát nhạc, phát quảng cáo hoặc phát thông báo.
✅ Lắp đặt tại các bệnh viện, cơ sở y tế để gọi số thứ tự bệnh nhân, thông báo đến bệnh nhân,…
✅ Lắp đặt tại các tòa nhà chung cư, khu trung tâm thương mại,…
5. Tiêu chuẩn nào cho một hệ thống âm thanh tòa nhà đạt chuẩn?
Để kiểm tra xem một hệ thống âm thanh tại tòa nhà có đạt chuẩn hay không, bạn nên lưu ý đến các tiêu chí sau:
5.1. Chất lượng âm thanh đảm bảo rõ ràng, trung thực
Chất lượng là yếu tố hàng đầu để đánh giá một dàn âm thanh có đạt chuẩn hay không.Trong lúc lựa chọn thiết bị, bạn nên kiểm tra âm thanh trước khi mua. Không chỉ mỗi thiết bị riêng lẻ, các thiết bị trong hệ thống âm thanh cần ăn nhập với nhau để hoạt động nhịp nhàng, ổn định.
5.2. Thiết bị hoạt động ổn định
Thiết bị hoạt động ổn định cũng là tiêu chí quan trọng không thể bỏ qua. Không chỉ đảm bảo chất lượng âm thanh, âm thanh tòa nhà còn cần đảm bảo chất lượng ấy trong mọi thời gian. Bởi vậy, mọi thiết bị đều cần đảm bảo khả năng hoạt động, phối hợp nhịp nhàng, không hú rít.
5.3. Thiết bị có độ bền cao
Thiết bị cần được làm từ những thiết bị có độ bền cao, tuổi thọ dài. Riêng những thiết bị được lắp đặt ở ngoài trời như loa phóng thanh (loa nén) thì cần đảm bảo chống trọi lại sự khắc nghiệt của thời tiết.
5.4. Hệ thống thiết bị dễ dàng bảo trì, nâng cấp
Mặc dù có độ bền cao, sẽ không tránh khỏi việc thiết bị bị hỏng. Bởi vậy, ngay từ khi lựa chọn, bạn nên chọn thiết bị có sẵn chất liệu thay thế. Nếu sử dụng thiết bị quá “hiếm”, bạn sẽ tốn rất nhiều chi phí cho việc sửa chữa.
5.5. Hệ thống thiết bị được thi công gọn gàng, có tính thẩm mỹ
Hệ thống thiết bị cũng cần được thi công gọn gàng và đảm bảo tính thẩm mỹ. Tòa nhà là một không gian rộng lớn nên hệ thống thiết bị cần được bố trí gọn gàng. Hệ thống dây nối nên được lắp đặt âm tường để đảm bảo an toàn và thẩm mỹ cho tòa nhà.
6. Âm thanh tòa nhà có những thương hiệu nào ?
Hiện nay trên thị trường có nhiều thương hiệu thiết bị âm thanh. Tuy nhiên, có 2 thương hiệu phổ biến nhất được sử dụng cho tòa nhà đó là TOA và OBT.
6.1. Thương hiệu TOA – Âm thanh thông báo tòa nhà chính hãng
TOA là thương hiệu âm thanh thông báo hàng đầu đến từ Nhật Bản. Hệ thống thiết bị của thương hiệu này có thể ứng dụng trong không gian tòa nhà, không gian hội nghị, hội thảo và được nhiều người tin dùng.
TOA là một trong những nhà sản xuất thiết bị âm thanh thông báo hàng đầu của Nhật. Hệ thống thiết bị âm thanh thông báo, âm thanh phục vụ hội nghị, hội thảo của TOA có nhiều thiết bị đáp ứng yêu cầu của một dàn âm thanh thông báo cho tòa nhà như amply TOA, loa nén TOA, loa âm trần TOA, micro TOA,…
6.2. Thương hiệu OBT – Âm thanh thông báo tòa nhà chuyên nghiệp
Bên cạnh thương hiệu TOA của Nhật Bản, OBT của Đức cũng là một lựa chọn chất lượng, bền đẹp cho hệ thống âm thanh. Các sản phẩm của thương hiệu này vô cùng đa dạng về cả giá cả và mẫu mã.
Các sản phẩm thương hiệu OBT phân phối bao gồm:
✅ Loa hộp OBT
✅ Loa treo trần OBT
✅ Loa âm trần OBT
✅ Amply OBT
✅ Loa nén OBT
✅ Micro OBT
✅ Cục đẩy công suất OBT
7. Các giải pháp âm thanh tòa nhà phổ biến hiện nay
DK Audio xin được giới thiệu 2 giải pháp âm thanh thông báo tòa nhà phổ biến nhất hiện nay:
7.1. Hệ thống âm thanh thông báo 10 vùng
Hệ thống âm thanh thông báo 10 vùng có thể đáp ứng được 10 vùng âm thanh khác nhau của tòa nhà. Các thiết bị trong hệ thống âm thanh 10 vùng bao gồm:
✅ Bộ điều khiển trung tâm (gợi ý: TOA FS-7000CP)
✅ Amply Tăng âm công suất 1200W: (gợi ý: TOA FS-7012PA)
✅ Bộ cấp nguồn cho hệ thống: (gợi ý:TOA FS-7000PS)
✅ Bộ chọn vùng loa (gợi ý: TOA SS-2010-AS)
✅ Bộ giao tiếp micro điều khiển từ xa: (gợi ý: FV-200RF)
✅ Loa âm trần 6W: (gợi ý: TOA PC-648R)
✅ Loa hộp 30W: (gợi ý: TOA BS-1030)
✅ Loa hộp 6W: (gợi ý: TOA BS-678)
7.2. Hệ thống âm thanh thông báo IP
IP là hệ thống âm thanh thông báo thông minh dành cho tòa nhà. Đây là giải pháp tối ưu nhất nếu tòa nhà của bạn được tích hợp sẵn hệ thống internet.
Ngoài chức năng thông báo thông thường, hệ thống âm thanh IP còn có chức năng cài đặt chuông thông báo, hẹn giờ với nhiều vùng âm. Bạn có thể sử dụng chúng để phát nhạc nền, nghe nhạc giải trí, thông báo qua lại giữa các vùng của khu căn hộ. Tuy có nhiều ưu điểm nhưng chi phí cho giải pháp âm thanh này không hề nhỏ. Chúng thường được sử dụng trong các nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện,…
Có thể thấy âm thanh tòa nhà đóng vai trò không thể thay thế trong cuộc sống hiện nay. Quý khách cần tư vấn thêm về các giải pháp âm thanh cho tòa nhà, siêu thị, nhà hàng,…có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.